Trật khớp là gì? Cách sơ cứu khi bị trật khớp hiệu quả

Trật khớp là gì? Cách sơ cứu khi bị trật khớp hiệu quả

Trật khớp là một trong những chấn thương phổ biến nhất hiện nay. Nguyên nhân dẫn đến trật khớp thường do chơi thể thao quá sức, té ngã,… Tuy rằng là chấn thương thường gặp, nhưng không phải ai cũng biết sơ cứu và điều trị đúng cách. Để tìm hiểu trật khớp là gì, cũng như cách sơ cứu khi bị trật khớp. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Vista Verde nhé!

Trật khớp là gì? 

Trật khớp là gì? 

Khớp là vị trí nối giữa các đầu xương, có tác dụng giúp cơ thể hoạt động linh hoạt. Khi các đầu xương bị tác động mạnh và dịch chuyển khỏi vị trí bình thường khiến cho khớp bị lệch. Người ta gọi đó là trật khớp hoặc sai khớp.

Khi khớp bị di chuyển và lệch hoàn toàn ra khỏi vị trí ban đầu mới được coi là sai khớp. Còn khi chỉ lệch một phần thì hiểu đó là bán trật khớp.

Những dấu hiệu khi trật khớp là gì?

Sau khi bị chấn thương mạnh và nghi ngờ sai khớp, bạn có thể kiểm tra thêm những dấu hiệu sau để chắc chắn hơn:

  • Quan sát bằng mắt thường sẽ thấy những vết bầm xung quanh phần khớp bị tổn thương.
  • So sánh sẽ thấy khớp bị biến dạng sưng to hơn, bị lệch so với bên tay, chân còn lại.
  • Có cảm giác đau nhức, tê ở phần khớp nghi bị sai lệch.
  • Khi cử động cảm thấy đau dữ dội, khó cử động hoặc mất khả năng vận động khớp.
  • Ngoài ra, mỗi chấn thương ở từng vị trí khớp khác nhau sẽ có những triệu chứng riêng. Ví dụ trật khớp vai thường có dấu hiệu vai vuông góc.

Những vị trí nào thường dễ bị trật khớp?

Trật khớp vai

Trật khớp vai

Trong bất kì hoạt động thể thao, làm việc hay sinh hoạt nào đều cần đến sự linh hoạt của vai. Vì thế, đây là vị trí dễ tổn thương nếu vận động mạnh. Sai khớp vai ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động hàng ngày của con người.

Dấu hiệu trật khớp vai là: hõm khớp rỗng, vai hình vuông góc và có cảm giác đau nhức. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng như: giảm khả năng vận động, sai lệch khớp vai tái diễn,…

Trật khớp cổ tay

Khi bưng bê đồ nặng, chơi bóng chuyền, cầu lông hoặc té chống tay xuống là nguyên nhân chính khiến cho cổ tay bị sai khớp. Để nhận biết rằng cổ tay đã bị trật thì dựa vào những triệu chứng sau: không xoay cổ tay được, bàn tay bị lệch so với bên còn lại, đau nhức khi cầm nắm vật khác bằng tay,…

Trật khớp ngón tay

Khớp ngón tay cũng rất dễ bị trật ra phía sau, về phía trước hoặc sang hai bên bởi vận động mạnh. Khi bị sai khớp, ngón tay sẽ biến dạng và sưng to lên. Kèm với đó là cảm giác đau nhức khi cử động, cầm nắm vật nặng. Nghiêm trọng hơn, chấn thương sẽ làm sai khớp ngón kết hợp với đứt dây chằng.

Trật khớp gối

Trật khớp gối

Trật khớp gối là chấn thương hiếm gặp nhưng gây biến chứng nguy hiểm tới con người. Nếu để nặng mà không có biện pháp can thiệp, trật khớp gối có thể dẫn đến mất chức năng khớp vĩnh viễn hoặc thiếu máu chi. Trường hợp này xảy ra khi con người gặp tai nạn giao thông, té từ trên cao xuống, bước vào hố,…

Trật khớp cổ chân, bàn chân

Sai khớp cổ chân, bàn chân thường xảy ra ở những vận động viên bóng đá, người lái xe mô tô,… Khi có lực mạnh tác động vào chân khiến cho các khớp bị di chuyển lệch khỏi vị trí ban đầu. Trật khớp cổ chân, bàn chân gây đau nhức nghiêm trọng, khiến cho chức năng di chuyển khó khăn hơn.

Trật khớp khuỷu

Chấn thương này có nguyên nhân chủ yếu là chống tay xuống khi bị té ngã, chơi thể thao hoặc tai nạn giao thông. Để không xảy ra biến chứng khi sai khớp khuỷu, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế để được nắn chỉnh khớp, bó bột,…

Cách sơ cứu khi bị trật khớp như thế nào?

Cách sơ cứu khi bị trật khớp như thế nào?

Sơ cứu tại nhà

Bước đầu tiên sau khi bị trật khớp là phải sơ cứu nhằm hạn chế những tổn thương nghiêm trọng. Dưới đây là những cách sơ cứu khi bị trật khớp, bạn có thể thực hiện tại nhà:

  • Hạn chế di chuyển, cử động hay nắn lại các khớp ở vị trí bị tổn thương. Người bị sai khớp nên ngồi nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh để không khiến cho vị trí tổn thương càng nặng thêm.
  • Cố định khớp bị trật bằng cách cột tay vào thân người, cột hai chân lại với nhau hoặc dùng đai đeo vai. Cố định giúp cho phần khớp giữ nguyên vị trí, không bị lệch thêm nữa.
  • Để giảm cơn đau và sưng, có thể dùng khăn chườm lạnh lên vùng khớp bị tổn thương. Hạn chế để đá tiếp xúc trực tiếp với da vì dễ gây phỏng lạnh. Thay vào đó, bạn dùng miếng vải, khăn hoặc túi chườm cho người bị thương.
  • Sau khi thực hiện các bước sơ cứu trên, hãy đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất trong thời gian sớm nhất. Trong quá trình di chuyển, nên nhẹ nhàng và tránh đi xe ẩu khiến người bệnh bị đau thêm. Do đó, để an toàn hơn, bạn có thể liên hệ đến dịch vụ cho thuê xe cứu thương của Cấp Cứu Vàng để đưa nạn nhân đến cơ sở y tế tốt hơn.

Tới ngay cơ sở y tế

Khi tới bệnh viện, người bị thương sẽ được bác sĩ kiểm tra tình trạng trật khớp. Sau đó có thể được thêm thuốc để giảm bớt đau đớn cho người bệnh. Sơ cứu làm sạch vết thương nhằm tránh nhiễm cùng cũng là bước không thể thiếu khi tới bệnh viện điều trị.

Nếu chấn thương nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành nắn lại khớp. Còn trường hợp bị nặng hơn cần phải phẫu thuật để chỉnh lại vị trí khớp. Sau đó cố định bằng nẹp, đai đeo hoặc bó bột để giảm đau và nhanh phục hồi.

Cách phòng ngừa trật khớp như thế nào?

Sau khi bị trật khớp, gãy xương và điều trị khỏi thì vẫn để lại ít nhiều di chứng cho người bệnh. Ví dụ như cảm thấy nhức mỏi mỗi khi trời trở lạnh. Vì thế, cách phòng ngừa trật khớp là rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo những cách sau:

  • Cẩn thận khi chơi các môn thể thao cần vận động mạnh như: bóng đá, bóng chuyền,… Nên khởi động kỹ và sử dụng đồ bảo hộ trước khi chơi. Bạn cũng có thể chọn những môn nhẹ nhàng, phù hợp với sức khoẻ như: đi bộ, bơi lội, cầu lông,…
  • Tránh làm việc nặng quá sức. Nếu bê đồ nặng, hãy nhờ sự trợ giúp của mọi người xung quanh.
  • Nhắc nhở, giáo dục trẻ em có ý thức bảo vệ sức khoẻ. Không đùa giỡn quá mức dẫn đến té ngã, trật khớp.
  • Nếu đã từng bị trật khớp hay gãy xương, bạn nên cẩn thận để khớp không bị trật trở lại.

Có thể thấy, trật khớp không được điều trị kịp thời sẽ gây nên rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đã hiểu hơn về trật khớp là gì cũng như cách sơ cứu khi bị trật khớp để có thể hạn chế những trường hợp xấu xảy ra với xương khớp của mình.