Bạn đang có ý định trồng hoa mào gà, nhưng hoa mào gà là loài hoa cực kỳ khó trồng. Vậy nên, ở bài viết này vistaverde.com.vn sẽ chia sẻ cho bạn kỹ thuật trồng cây hoa mào gà, hãy cùng tham khảo ngay sau đây nhé!
Tìm hiểu về hoa mào gà
Hoa mào gà có tên khoa học là mào gà đỏ hoặc là bông mồng gà, kê công hoa, kế cốt tử hoa,….Đây là loài hoa sống rất dai, chiều cao tầm 30 – 45cm, có thân thẳng đứng và phân nhánh.
Đặc biệt lá của hoa có hình bầu dục với màu xanh xám pha đỏ. Cụm hoa xòe ra ở ngọn thành hình quạt, trông rất giống với mào của con gà trống. Còn các hoa thật thì tạo thành phần hình trụ ở dưới mào, đặc biệt hoa mào gà có rất nhiều màu như màu vàng, cam, hồng và đỏ. Nếu bạn muốn có hoa mào gà to thì trong quá trình trồng và chăm sóc thì bạn hãy tỉa bớt mầm non mọc ở nách lá và các hoa phụ đi nhé.
Phân loại hoa mào gà
Hoa mào gà đỏ
Hoa mào gà đỏ có tên khoa học là celosia cristata L và tên tiếng Việt là kê quan hoa, kê đầu hoặc kê quan. Về ưu điểm của hoa mào gà đỏ thì đây là loài hoa có thân hình cứng cáp, tuổi thọ cao và cho ra rất nhiều hoa. Hoa mào gà đỏ có lá hoa hình bầu dục, nhọn ở đầu. Cuống hoa ngắn khiến cho nhiều người tưởng nó không có cuống. Về màu sắc của hoa mào gà đỏ thì vô cùng phong phú, các màu thường gặp nhất vẫn là trắng, vàng và đỏ. Đặc biệt, hoa mào gà đỏ sau khi tàn sẽ đậu quả, mỗi một quả sẽ có 10 hạt màu đen bóng. Riêng hoa và hạt mào gà có giá trị dược tính rất cao, nên thường sử dụng để làm thuốc trị bệnh.
Hoa mào gà trắng
Hoa mào gà trắng cũng vậy, cũng là loài hoa được trồng phổ biến hiện nay. Loài hoa này nở rất đẹp, nhất là vào mùa xuân sang hè. Tuy nhiên, hoa mào gà trắng chỉ sống được duy nhất 1 năm, sau khi ra hoa thì cây hoa mào gà sẽ tàn úa dần. Chiều cao trung bình của hoa mào gà trắng là tầm 1m, hơn cả các loài hoa mào gà khác. Lá của hoa mào gà trắng rất to, khoảng 4 – 10cm và có hình nhọn như mũi mác, mọc so le với nhau. Điểm nổi bật của hoa mào gà trắng là mang lại rất nhiều hạt, tới 43 nghìn hạt. Hoa mào gà trắng ngoài có công dụng là làm cây cảnh thì nó còn được sử dụng như là một thực phẩm, lương thực, rau xanh cho một số quốc gia nghèo như Châu Phi.
Kỹ thuật trồng hoa mào gà
Trồng hoa mào gà rất nhanh, chỉ sau một tuần thì cây đã mọc chồi rồi. Khi này bạn hãy bảo đảm cho cây đủ chất dinh dưỡng, ánh sáng và ở trong môi trường thoáng mát thì hoa nở ra rất đẹp.
Ươm giống hoa mào gà
Hoa mào gà thường được trồng từ hạt. Hạt giống sau khi mua về thì bạn hãy ươm trực tiếp vào vỉ ươm hạt giống nhé. Tốt nhất là bạn nên ươm hạt vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát bởi vì lúc đó nhiệt độ chỉ còn 20-25 độc C, rất thích hợp để bạn ươm.
Mỗi ngày bạn hãy tưới một ít nước để giữ ẩm nhé, sau khoảng 3-5 ngày là hạt sẽ bắt đầu nảy mầm rồi. Khi cây cao tầm 6-7cm là đã cho ra được 4-5 lá thật. Khi này bạn hãy tiến hành trồng cây vào chậu đã được chuẩn bị trước đó.
Cách trồng hoa mào gà
Thời vụ trồng
Với hoa mào gà thì bạn có thể trồng quanh năm. Vì đây là loại cây ưa mát, không ưa nóng cho nên vụ đông xuân chính là thời điểm hoa nở đẹp nhất.
Chọn giống
Khi cây cao khoảng 6-7cm thì bạn hãy chuyển cây từ luống ươm ra chậu trồng nhé. Bạn hãy chọn những cây khỏe mạnh, có thân lá mập mạp và đặc biệt là không sứt sẹo, sâu bệnh để trồng.
Chuẩn bị đất và tiến hành trồng
Hoa mào gà không hề kén đất trồng, nhưng loại đất phù hợp để trồng nhất là đất thịt nhẹ, tơi xốp và nhiều dinh dưỡng, với độ PH là 6 -> 6,5. Khi này, bạn hãy chuẩn bị đất trồng theo công thức 2 đất thịt pha cá + 1 phân chuồng ủ hoa + 2 tro trấu + ½ xơ dừa. Mỗi một chậu trồng thì bạn hãy dùng 700gr hỗn hợp đất, sau đó đào hố nhỏ và di chuyển cây non vào vị trí đã đào rồi lấp đất lại. Tiếp theo đó là bạn hãy tưới nước cho cây non, để cây ở nơi thoáng mát cho cây hồi phục và nhanh bén rễ.
Cách chăm sóc hoa mào gà
Hoa mào gà là loài hoa không kén đất trồng, không mấy nhiều thời gian chăm sóc nhưng nó vẫn cho ra đẹp. Dưới đây là một số cách chăm sóc hoa mào gà mà bạn không nên bỏ qua.
Cách tưới nước
Mỗi ngày bạn chỉ cần tưới 1 đến 2 lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, tùy vào điều kiện thời tiết ngày hôm đó. Bạn hãy lưu ý nên tưới nước vừa đủ thôi, nếu tưới nhiều quá sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển và sinh trưởng của cây.
Bón phân cho cây hoa mào gà
Sau 10 ngày trồng cây thì bạn hãy tiến hành bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho cây bằng một số loại phân hữu cơ như đạm cá, bánh dầu ở dạng dung dịch pha loãng. Khi này bạn có thể sử dụng dung dịch này để tưới hoặc phun để cây dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Để hỗ trợ cho cây phát triển nhanh, khỏe mạnh thì ở giai đoạn ra hoa bạn hãy bổ sung thêm các loại phân bón hữu cơ và kết hợp với NPK 20-20-15 hoặc 20-20-20 nhé.
Vun xới
Hoa mào gà là loại hoa có bộ rễ ăn ngang cho nên bạn chỉ vun xới cây khi nào còn nhỏ mà thôi. Một khi cây lớn thì tốt nhất là bạn không nên vun xới, nhất là sau khi bấm ngọn vì nó sẽ làm ảnh hưởng tới cây, thậm chí là lam đứt rễ cây.
Cắt tỉa cây và bấm ngọn
Khi cây đã được 35 ngày tuổi thì cây sẽ cao tầm 30 – 40cm thì bạn hãy bấm ngọn, để tạo điều kiện cho chồi nách phát triển. Việc này sẽ khiến cho hoa sau khi nở to và đều, nhất là khi bạn chừa lại khoảng 5-6 cặp chồi nách mà thôi.
Bạn cũng nên tỉa bớt nụ ở lá lách, khi cây ra nhiều nụ nhỏ, thay vào đó là giữ lại 1 nụ ở cành chính để các chất dinh dưỡng tập trung hết vào hoa.
Phòng trừ sâu bệnh thường gặp khi trồng hoa mào gà
Một số loại sâu bệnh thường gặp khi trồng hoa mào gà đó là:
- Bệnh sâu xanh cắn lá, ăn nụ hoa: Khi này bạn nên sử dụng thuốc cóc tía, Radiant 60SC và Su 35.
- Tuyến trùng: Sau khi xâm nhập vào rễ cây thì làm cho bộ rễ cây bị hư. Để phòng trừ bạn hãy nhổ bỏ cây bệnh mang đi tiêu hủy, đồng thời phun thuốc trừ tuyến trùng như Tervigo 20SC.
- Bệnh đốm nâu: Dấu hiệu nhận biết là có vết hình tròn trên lá, mọc rải rác và không liền nhau. Khi bị nặng thì lá sẽ bị héo hoặc bị thủng lá.
- Bệnh đốm vân vàng: Phát sinh ở ngọn lá, mép lá. Mới đầu thì nó sẽ có màu vàng khô hoặc nâu, sau đó sẽ thành đốm tròn. Kh bệnh trở nặng thì có viền màu nâu, trên đốm có các chấm đen nhỏ.
- Bệnh đốm vân vàng: Thường phát sinh ở ngọn lá, mép lá mới hình thành các chấm nhỏ màu nâu nhạt rồi sau đó lan rộn thành đốm có vân vòng đồng tâm. Ở mép lồi lên và có viền màu nâu sẫm, giữ lại màu trắng vàng và có bột dạng mốc nâu.
Để tranh trường hợp hoa mào gà bị sâu bệnh xâm hại quá nhiều khiến năng suất đi cuống thì một lời khuyên cho bạn đó trang bị hệ thông lưới côn trùng cao cấp để bảo vệ cây. Tuy nhiên cần lựa chọn địa chỉ cung cấp lưới uy tín để quá trình phát triển của cây được đẩy mạnh hơn
Lợi ích khi trồng hoa mào gà
Trồng hoa mào gà không chỉ có tác dụng thẩm mỹ, ý nghĩa phong thủy mà còn sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
- Chữa bệnh cáo huyết áp: Bạn hãy lấy ít hoa đỏ + 11 quả hồng táo rồi đun lấy nước uống.
- Chữa bệnh ho ra máu: Sao vàng 7gr hoa mào gà, tán mịn rồi pha với nước ấm hoặc pha với rượu trắng uoóng trong ngày. Hoặc bạn có thể hầm hoa mào gà + phổi lợn cũng được.
- Chữa bệnh nôn khan ra máu: Lấy 30gr hoa mào gà + 30 gram trắc bá diệp + cây nhọ nồi sắc uống mỗi ngày.
- Chữa bệnh trĩ: Bạn hãy trộn mào gà + phòng phong theo tỷ lệ 1:1 rồi sấy khô và vo viên. Mỗi ngày bạn hãy uống 5-7 viên khi đói bụng.
- Chữa bệnh chảy máu cao: Bạn hãy hầm hoa mào gà với thịt lợn ăn trong ngày hoặc sắc hoa mào gà + hải đới theo tỷ lệ 1: 2 rồi uống.
- Chữa bệnh di tinh ở nam giới: Sử dụng 30gr hoa mào gà + 15gr kim ti thảo + 15gr kim anh tử sắc thành nước rồi uống.
- Chữa bệnh tiểu dắt, tiểu buốt: Đun nước hoa mào gà uống
Kết luận
Hoa mào gà không chỉ làm đẹp không gian nhà bạn, mà còn có khả năng chữa bệnh. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi mang tới cho bạn ở bài viết này hữu ích.