Các loại bệnh từ đất trồng cây và cách phòng ngừa

Trong trồng trọt thì việc cây trồng mắc bệnh đó là điều không thể nào tránh khỏi được, có lẽ điều đó không còn xa lạ gì với người nông dân. Thế nhưng đâu đó vẫn còn tiềm tàng một số loại bệnh mà chúng ta không thể phòng ngừa hết được, gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Chính vì thế mà trong bài viết dưới đây, VistaVerde sẽ giới thiệu đến cho bạn các loại bệnh từ đất trồng cây và cách phòng ngừa.

Các loại bệnh từ đất trồng cây

Các loại bệnh từ đất trồng cây
Các loại bệnh từ đất trồng cây

Trồng cây theo phương pháp độc canh

Trồng cây theo phương pháp độc canh là phương pháp trồng duy nhất một giống cây trong nhiều năm. Khi đó, mầm mống sâu bệnh từ đất trồng cây dần dần quen với môi trường sống, khí hậu và hơn nữa nó lại được tích tụ trong nhiều năm. Từ đó tạo thành đất bệnh, là nơi trú ngụ của vi khuẩn, vi trùng.

Với phương pháp này còn đem lại một số mầm bệnh nghiêm trọng như bạc lá, xoăn lá, thối củ đối với những giống cây trồng lấy củ.

Sau vụ mùa, đất không được xử lý lại

Sau vụ mùa, đất không được xử lý lại
Sau vụ mùa, đất không được xử lý lại

Chắc hẳn ai cũng biết, khi trồng cây thì đều phải xử lý hạt giống thật cẩn thận rồi mới đem đi trồng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn quá chủ quan và nghĩ rằng như vậy đã ngăn chặn được một số bệnh như cây trồng.

Nhưng thực tế lại không phải là như vậy, nếu chỉ xử lý mình hạt giống và không xử lý đất thì sẽ dẫn đến rễ cây không phát triển được, rễ cây bị thối, sức đề kháng của cây kém, dễ bị bệnh từ đất trồng cây và làm cho cây phát triển kém.

Vậy thì nguyên nhân đó xuất phát từ đâu? Đó chính là do bạn không xử lý đất, bởi đất chính là nơi trú ngụ của các mầm bệnh, sâu bệnh.

Chăm bón và tưới nước không đúng cách

Cách chăm sóc và tưới nước cho cây trồng vô cùng quan trọng, nếu như bạn làm sai cách thì sẽ gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến cây trồng.

Khi tưới nước cho cây trồng thì bạn cần phải tưới với tần suất cao nhất là rễ cây đang ở tình trạng thiếu nước trong thời gian dài. Bởi rễ cây có khả năng tạo số lượng vết thương lớn, suy giảm sự tăng trưởng, đồng thời tạo điều kiện có vi khuẩn, mầm bệnh phát triển.

Theo phanbonhalan.com, về lượng phân bón sử dụng cho cây trồng thì khi bạn dùng phân đạm hay phân bón hóa học dễ kích thích sự phát triển của một số loại vi khuẩn trong đất. Một trong số đó phải kể đến Verticillium, Rhizoctonia và Fusarium, và nó sẽ làm cho cây trở nên nghiêm trọng hơn, các mầm bệnh đều được truyền qua đất.

Áp dụng phương pháp phòng ngừa sai cách

Một phần do đất có chứa một lượng lớn vi khuẩn có hại và các mầm bệnh khác nhau. Chính vì thế mà khi áp dụng thì bạn cần phải xác định được các tác nhân gây hại, phương pháp phòng ngừa và phải biết nắm bắt thời điểm. Từ đó mới có thể ngăn chặn mầm bệnh phát triển một cách triệt để.

Một số loại bệnh từ đất trồng cây

Bệnh héo rũ

Bệnh héo rũ
Bệnh héo rũ

Triệu chứng và biểu hiện bệnh:

  • Lá bị héo một phần hay toàn bộ cây
  • Lá đổi sang màu vàng, chết rất nhanh
  • Phần tiếp giáp giữa vỏ và gỗ xuất hiện các đường sọc, màu nâu
  • Sau khi chết vẫn còn mầm non và chúng tiếp tục phát triển

Biện pháp khắc phục:

  • Không nên trồng xen canh với các loại cây thuộc họ cà
  • Không nên trồng ở những vùng đất kém thông thoát và khả năng thoát nước kém
  • Nên chọn giống cây trồng khỏe mạnh
  • Nếu phát hiện giống cây có triệu chứng mắc bệnh thì hãy loại bỏ ngay

Nhện gié trên lúa

Nhện gié trên lúa
Nhện gié trên lúa

Triệu chứng và biểu hiện bệnh:

  • Dưới cổ lá có màu tím, mọc thẳng đứng dẫn tới hạt bị lép
  • Dẫn đến bệnh thối bẹ

Biện pháp khắc phục:

  • Vệ sinh ruộng thật kỹ càng sau khi thu hoạch
  • Nên giữ nước trong ruộng đầy, tránh nước cạn khô
  • Sử dụng một số loại thuốc như Sul-Elong 80WG, Sulfur chuyên đặc trị nhện trên cây trồng

Sâu đục quả

Triệu chứng và biểu hiện bệnh:

  • Quản rụng hàng loạt, giảm năng suất cây trồng
  • Sâu đục ăn quả, thải phân qua lỗ tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập
  • Giảm năng suất cây trồng, chất lượng cây trồng

Biện pháp khắc phục:

  • Kết hợp với phun dầu khoáng D-C Tron Plus 5% vào trong gốc cây con ở giai đoạn cây mới 2-3 lá
  • Sử dụng thêm Regent 800 WG, Bicilus 18WP và Siriphos 48EC.
  • Không phun thuốc khi quả lớn

Lem lép hạt trên lúa

Lem lép hạt trên lúa
Lem lép hạt trên lúa

Triệu chứng và biểu hiện bệnh:

  • Bị lép hạt, xuất hiện các đốm nhỏ màu sẫm
  • Màu hạt lúa chuyển sang màu nâu và đen
  • Tạo các mảng nâu đen, khiến lúa bị lép

Biện pháp khắc phục:

  • Nên chọn giống lúa sạch bệnh, không sử dụng giống có biểu hiện mầm bệnh
  • Trước khi ủ giống thì cần phải phơi khô, bỏ hạt lép, các hạt biến màu
  • Gieo cây, xạ sao cho thời điểm lúa trổ không trùng vào thời kỳ mưa gió
  • Không để ruộng bị thiếu nước
  • Kiểm tra thường xuyên, nếu phát hiện phải xử lý triệt để.

Bệnh đạo ôn trên lúa

Bệnh đạo ôn trên lúa
Bệnh đạo ôn trên lúa

Triệu chứng và biểu hiện bệnh:

  • Lá lúc đầy có vết nhỏ như đầu mũi kim màu xám xanh rồi chuyển sang màu nâu, màu xám trắng
  • Ở phần cổ bông có màu xám xanh, rồi chuyển sang nâu nhạt và cuối cùng là nâu đậm. Nếu ở nơi trồng có độ ẩm cao thì chỗ bệnh sẽ mọc thêm lớp nấm mốc có màu xám xanh.
  • Tại trên hạt lúa có các vết dạng hình tròn, viền nâu, ở trọng tâm có màu xám trắng.

Biện pháp khắc phục:

  • Sau khi thu hoạch phải cày và vùi ngay rơm rạ
  • Nên chọn giống ít mẫn cảm và xử lý hạt giống thật cẩn thận
  • Không lấy giống từ ruộng bị bệnh đạo ôn.
  • Cải tạo hệ thống kênh mương, bờ ao
  • Tránh để ruộng bị khô nước
  • Kết hợp thêm một số loại thuốc trừ sâu bệnh chẳng hạn như Azo-Elong 350SC

Bệnh phấn trắng trên cây cao su

Bệnh phấn trắng trên cây cao su
Bệnh phấn trắng trên cây cao su

Triệu chứng và biểu hiện bệnh:

  • Hình dạng vết bệnh không ổn định, có màu trắng ở hai mặt lá
  • Lá vàng, héo và rụng sớm
  • Làm cho cây chậm sinh trưởng và phát triển

Biện pháp khắc phục:

  • Lựa chọn giống kỹ, không mắc bệnh
  • Tăng cường bón phân đạm, kali vào thời điểm bắt đầu ra lá
  • Sử dụng thêm một số thuốc chống sâu bệnh như Sul-Elong 80WG, hoạt chất Sulfur.

Bọ rầy, rệp gây hại ở cây trồng

Bọ rầy, rệp gây hại ở cây trồng
Bọ rầy, rệp gây hại ở cây trồng

Triệu chứng và biểu hiện bệnh:

  • Xuất hiện màu vàng nhất là ở phần thân rễ, thân và lá
  • Lá bị héo khô, còi cọc

Biện pháp khắc phục:

  • Nên phun nước xà phòng, nước pha tỏi, ớt phun vào sáng sớm hoặc trời nhiều mây
  • Rải thêm thuốc hạt vào đất trồng, phun thuốc bảo vệ thực vật
  • Sử dụng thêm một số loại thuốc như Alpha-cypermethrin, Abamectin.

Sâu đất gây hại ở cây trồng, rau xanh

Sâu đất gây hại ở cây trồng, rau xanh
Sâu đất gây hại ở cây trồng, rau xanh

Triệu chứng và biểu hiện bệnh:

  • Có hình cầu dẹt màu trắng sữa, dần chuyển sang màu tím sẫm
  • Hình thành sâu non màu xám sống trên lá cây, xuất hiện vết thủng li ti trên bề mặt lá

Biện pháp khắc phục:

  • Làm đất thật kỹ càng, xử lý đất trước khi gieo trồng
  • Sử dụng các loại thuốc trừ sâu như Basudin 10G, Regent 3G, Furadan 3G, Diaphos và Vibasu 10H rải đều vào đất.
  • Thường xuyên bắt sâu vào sáng sớm, chiều tối
  • Sử dụng cám rang trộn với Vibasu 10G để bẫy sâu

Bệnh đốm nâu

Bệnh đốm nâu
Bệnh đốm nâu

Triệu chứng và biểu hiện bệnh:

  • Xuất hiện các vết lõm màu trắng, sau đó nổi lên đốm tròn  màu nâu
  • Quả bị nám, dẫn đến thối

Biện pháp khắc phục:

  • Vệ sinh sạch cỏ, không để vườn rậm rạp
  • Tăng cường bón phân đạm, kali, lân, phân hữu cơ,..
  • Sử dụng thuốc  Sul-Elong 80WG, hoạt chất Sulfur

Kết luận

Như vậy, trong bài viết trên chúng tôi cũng đã giới thiệu đến cho bạn các loại bệnh từ đất trồng cây và cách phòng ngừa sao cho mang lại hiệu quả cao.