Mác thép là tiêu chuẩn cho biết mức độ chịu đựng lực của từng loại thép trên thị trường. Bởi vì thép hiện nay đang ngày càng phổ biến trong thi công nhà ở, biến loại vật liệu xây dựng này trở thành vị trí quan trọng hàng đầu với các công trình. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại thép nào phù hợp với dự án của mình cũng là một vấn đề khó giải quyết với các chủ sở hữu, tìm hiểu tiêu chuẩn mác thép sẽ giúp chúng ta hạn chế được những rủi ro không đáng có. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của VISTAVERDE, để hiểu rõ hơn về mác thép là gì và những khái niệm có liên quan đến chúng.
Mác thép là gì?
Mác thép là thuật ngữ được dùng để thể hiện độ chịu lực của thép, hay nói chính xác hơn là khả năng chịu lực lớn bao nhiêu của thép. Nếu muốn biết loại thép sử dụng có khả năng chịu lực là bao nhiêu, bạn có thể xem qua tiêu chuẩn mác thép của chúng.
Các tiêu chuẩn mác thép
Khả năng chịu lực của từng loại thép là khác nhau nên mác thép cũng được chia ra làm nhiều loại. Ngoài ra thép được sản xuất phải tuân theo chuẩn mác thép ở từng khu vực sử dụng. Giúp tránh tính trạng chất lượng công trình không được đảm bảo hay mua phải hàng giả hoặc kém chất lượng. Mỗi nước sẽ có một tiêu chuẩn mác thép riêng và dưới đây là một số tiêu chuẩn phổ biến:
Mác thép theo tiêu chuẩn Việt Nam
Theo TCVN 1765 – 75: Mác thép là loại thép có kí hiệu bằng chữ cái CT, bao gồm 3 phân nhóm A, B, C.
- Nhóm A – đảm bảo tính cơ học: Kí hiệu của nhóm này là CTxx. Trong đó, xx là số phía sau, bỏ chữ A ở đầu mác thép. Ví dụ: CT38, CT38n, CT38s là 3 loại có cùng σ > 38kG/mm2 hay 380MPa, tương ứng với 3 mức khử ôxi riêng. Theo thứ tự là lặng, bán lặng và sôi.
- Nhóm B – đảm bảo thành phần hóa học: Đây là nhóm quy định theo thành phần BCT380,14-0,22)C – (0,3-0,65)Mn.
- Nhóm C – đảm bảo tính chất cơ học và thành phần hóa học.
Mác thép theo tiêu chuẩn Nhật Bản
Mác thép tiêu chuẩn Nhật Bản phổ biến nhất và thường được sử dụng trong xây dựng là SD295, SD390, SD490. Các số phía sau chữ cái dùng để thể hiện khả năng chịu lực của thép. Chẳng hạn SD295 cho biết thép có cường độ chịu lực tương ứng là 295N/mm2.
Mác thép theo tiêu chuẩn Nga
Kí hiệu bằng chữ cái: CT và số hiệu của mác thép chuẩn Nga sẽ từ 0-6, phụ thuộc vào tính chất hóa học và cơ học. Theo số hiệu của mác càng lớn thì các thành phần cacbon trong hỗn hợp sẽ càng lớn, giúp tăng khả năng chịu lực của thép. Và phía trước của số hiệu sẽ ghi nhóm của thép tương ứng A, B, C.
Mác thép theo tiêu chuẩn Mỹ
Đây là cường quốc kỹ thuật vật liệu nên hệ thống tiêu chuẩn mác thép cũng tương đối phức tạp, được phân loại ứng với nhu cầu xây dựng của nhiều khu vực khác nhau. Và sau đây là những tiêu chuẩn phổ biến nhất của mác thép Mỹ với từng loại vật liệu:
- ASTM (American Society for Testing and Materials): Đây là tiêu chuẩn sử dụng ký hiệu theo các số tròn (42, 50, 60, 65) thể hiện độ bền tối thiểu theo đơn vị ksi (quy đổi 1ksi = 1000 psi = 0,703kG/mm2 = 6,8948MPa)
- SAE (Society for Automotive Engineers): Đây là tiêu chuẩn sử dụng ký hiệu bắt đầu bằng số 9 và hai số tiếp theo thể hiện độ bền tối thiểu theo đơn vị ksi.
Cách đọc mác thép
Với đa dạng nguồn gốc cũng như tiêu chuẩn riêng biệt, cách đọc tên mác thép đúng chuẩn như sau:
- Thép dạng cây tròn thì mác thép có thể được kí hiệu bằng cả chữ và số. Và việc lựa chọn cách ghi mác thép phụ thuộc vào tiêu chuẩn sản xuất của nhà máy. Chẳng hạn mác thép có nguồn gốc từ nhà máy sản xuất Nhật Bản sẽ có ký hiệu là SD, còn đối với nhà máy sản xuất tại Việt Nam, mác thép sẽ được ký hiệu là CB. Ngoài ra, nếu nhập hàng về với số lượng lớn, người mua sẽ nhận được tem đính kèm, gắn trên kiện hàng đầy đủ và đảm bảo xuất xứ.
- Đối với các loại thép còn lại như thép tấm, thép hình, thép hộp thì mác thép sẽ thường được kí hiệu như SS400, Q235, Q235A, Q345,… Với những loại trên thì tiêu chuẩn mác thép sẽ không được khắc trên thanh thép. Thép này thì mác thép sẽ không được khắc trực tiếp lên sản phẩm. Nếu bạn muốn đọc mác thép thì phải xem lại giấy tờ nhập hàng hoặc cắt mẫu để thí nghiệm thì mới có thể xác định.
Bảng tra mác thép
Bảng tra mác thép là bảng hệ thống các loại mác thép, được phân loại theo thành phần hóa học cũng như nguồn gốc xuất xứ của chúng. Dưới đây là bảng tra mác thép theo đúng chuẩn năm 2021.
Các cách nhận biết mác thép trong phổ biến ngành
Bởi vì mỗi loại kết cấu thép xây dựng sẽ có thành phần khác nhau, dẫn đến tiêu chuẩn mác thép khác nhau cho nên sẽ có tiêu chuẩn thi công kết cấu thép trong các công trình chuyên biệt. Và việc nhận biết các loại mác thép xây dựng sẽ giúp các chủ sở hữu tiết kiệm thời gian và sử dụng vật liệu hiệu quả trong quá trình thi công.
Những loại mác thép trong xây dựng phổ biến
Loại mác thép phổ biến và được dùng trong xây dựng nhiều nhất có thể kể đến là: SD295, SD490, CB300-V, CB500-V, Grade 460,… Chúng đều có đặc điểm chung là được kí hiệu bằng chữ cái SD hoặc CB, thể hiện cho độ chịu lực phù hợp, không cần quá bền và rất được yêu thích trong mảng xây dựng.
Những loại mác thép trong kết cấu hạ tầng phổ biến
Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, người ta thường dùng các loại thép có độ bền cao, cường độ chịu lực tốt như thép tấm, thép hộp hay thép hình; được sử dụng chuyên dụng trong xây hạ tầng hay thi công nhà thép tiền chế.
Các loại mác thép được sử dụng phổ biến ở thị trường Việt Nam có thể kể đến là: SS400, Q345B, Q235, CCT34, CCT38.
Tư vấn chọn lực tiêu chuẩn mác thép cho các công trình
Qua những thông tin cơ bản cũng như các cách phân biệt tiêu chuẩn mác thép trên thị trường, bạn đã có thể có được những kiến thức tổng quát nhất về định nghĩa này. Tuy nhiên, việc lựa chọn mác thép sao cho phù hợp với từng dự án, công trình lại là một vấn đề khó khăn. Với mỗi đặc điểm và khả năng chịu lực riêng, mỗi mục đích xây dựng khác nhau sẽ có cách chọn tiêu chuẩn mác khác nhau chứ không rập khuôn hoàn toàn, và bạn cũng phải nên tìm hiểu các cơ sở kinh doanh chất lượng, uy tín và có giấy phép kinh doanh hợp pháp trên thị trường để đặt mua thép.
Bạn cũng có thể tham khảo các hướng dẫn dưới đây để có thể lựa chọn tiêu chuẩn mác thép phù hợp nhất cho công trình của mình, cụ thể như sau:
- Đối với các căn hộ nhỏ hơn 7 tầng: Các chủ sở hữu dự án có thể cân nhắc sử dụng các loại mác thép có cường độ chịu lực tương đối như SD295 hoặc CB300. Đây là 2 loại mác thép xây dựng phổ biến nhất trong phân khúc xây dựng trung và thấp.
- Đối với các tòa nhà cao tầng từ 7 tầng trở lên hoặc căn hộ cao cấp nên sử dụng các loại mác thép có tiêu chuẩn chịu lực cao như CB400 hoặc SD390. Thậm chí đối với các công trình lớn, yêu cầu độ bền chuyên dụng vẫn có thể sử dụng các loại mác thép cường độ cao hơn nữa như CB500 hay SD490.
Mong rằng qua bài viết, các chủ sở hữu dự án có thể biết được chi tiết tiêu chuẩn đo lường độ chịu lực mác thép. Hiểu biết rõ về các thang đo của vật liệu xây dựng sẽ giúp dự án được xây dựng đúng kỹ thuật và hiệu quả nhất. Chúc bạn sẽ tìm được loại mác thép phù hợp và lựa chọn cho mình đơn vị tư vấn dự án xây dựng kết cấu thép phù hợp với yêu cầu của mình.