DDos Là Gì? Cách Phòng Chống Và Xử Lý Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

ddos là gì

Trong thời đại hiện nay thì việc bảo mật đang trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu. Vì các cuộc tấn công mạng như DDoS là mối đe dọa nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống dữ liệu của doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu DDoS là gì và biện pháp phòng chống hiệu quả. Mời bạn đọc cùng tham khảo ngay!

Khái niệm về DDoS là gì?

DDoS ( hay Distributed Denial of Service) là một hình thức tấn công từ chối dịch vụ phân tán. Trong đó kẻ tấn công cố tình làm quá tải máy chủ, mạng lưới máy tính bằng cách tạo ra lượng lớn lưu lượng truy cập giả mạo từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này khiến hệ thống bị gián đoạn và không thể đáp ứng yêu cầu từ người dùng thực.

khái niệm về ddos

Các cuộc tấn công DDoS không giới hạn phạm vi ở bất kỳ ngành nghề nào. Vì phần mềm độc hại này nhắm đến bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào trên toàn cầu. Tác động của DDoS không chỉ dừng lại ở vấn đề bảo mật thông tin, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu, khả năng vận hành và danh tiếng của doanh nghiệp.

Xem thêm: Danh Sách Top Xì Gà Ngon Nhất Thế Giới Hiện Nay Mà Bạn Nên Biết

Phương thức hoạt động của DDoS là gì?

Sau khi đã tìm hiểu về DDoS là gì, tiếp theo chúng tôi sẽ đề câp về phương thức hoạt động của phần mềm này.

Trong các cuộc tấn công DDoS, tin tặc thường sử dụng bot hoặc mạng botnet. Mục đích là để tạo ra lượng lớn lưu lượng truy cập giả mạo hướng vào website mục tiêu. Điều này khiến website bị quá tải, dẫn đến tình trạng “tràn site” và vô hiệu hóa truy cập. Hậu quả là dịch vụ hoặc website bị gián đoạn hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định.

cách thức hoạt động của ddos

Không chỉ gây gián đoạn dịch vụ, tin tặc còn lợi dụng để khai thác lỗ hổng bảo mật. Qua đó truy cập vào những thông tin tuyệt mật của doanh nghiệp, gây ra rủi ro nghiêm trọng về an toàn dữ liệu.

Xem thêm: Review Aspire Gotek X V2 Pod Đa Năng Phong Cách Mạnh Mẽ Và Cá Tính

Các loại tấn công của DDoS nhiều nhất hiện nay

Hiện nay có tổng cộng 8 loại tấn công DDoS mà cá nhân và tổ chức cần phải lưu ý. Qua đó tìm ra cách thức bảo vệ dữ liệu sao cho tối ưu nhất.

  • SYN Flood: Hình thức tấn công nhắm vào quá trình thiết lập kết nối TCP. Đây là một giao thức truyền thông quan trọng đảm bảo dữ liệu được truyền tải chính xác trên Internet. Tin tặc gửi một loạt yêu cầu kết nối giả mạo (SYN) mà không hoàn tất. Khiến máy chủ phải duy trì các kết nối không cần thiết dẫn đến cạn kiệt tài nguyên.
  • UDP Flood: Trong kiểu tấn công này, tin tặc gửi số lượng lớn gói tin UDP từ nhiều nguồn. Việc xử lý các gói tin này làm hệ thống quá tải và gây gián đoạn dịch vụ.
  • HTTP Flood: Phương thức này tấn công trực tiếp bằng cách gửi một lượng lớn yêu cầu HTTP giả mạo. Kết quả là máy chủ bị quá tải, dẫn đến gián đoạn hoặc ngừng hoạt động của hệ thống.
  • Ping of Death: Hình thức tấn công này lợi dụng các gói tin ICMP không hợp lệ để gửi đến mục tiêu. Những gói tin này có kích thước hoặc cấu trúc bất thường, khiến hệ thống bị treo hoặc khởi động lại đột ngột.
  • Smurf Attack: Kẻ tấn công gửi lượng lớn yêu cầu ping với địa chỉ nguồn giả mạo đến một mạng broadcast. Phản hồi từ các thiết bị trong mạng này được chuyển đến mục tiêu. Tạo ra một luồng dữ liệu khổng lồ khiến hệ thống mục tiêu quá tải và “bị treo”.
  • Volumetric Attacks: Dựa trên nguyên lý khai thác băng thông. Kẻ tấn công sử dụng băng thông để vượt quá khả năng xử lý của máy chủ mục tiêu. Hậu quả là làm gián đoạn kết nối và dịch vụ.
  • Zero-day DDoS Attack: Đây là kiểu tấn công khai thác các lỗ hổng bảo mật chưa được công khai hoặc vá lỗi trên hệ thống. Tấn công này thường rất nguy hiểm vì hệ thống chưa có biện pháp phòng vệ hiệu quả.
  • Application Level Attacks: Loại tấn công này nhắm vào các ứng dụng đang hiện hành để gây quá tải toàn bộ máy chủ.

các loại tấn công ddos

Xem thêm: Tổng Hợp 7 Quy Định Về Trang Phục Bóng Đá Trong Thi Đấu Chuyên Nghiệp

Một số dấu hiệu nhận biết hệ thống đã bị DDoS tấn công

Vậy những dấu hiệu phát hiện hệ thống đã bị tấn công bởi DDoS là gì? Sau đây là 5 dấu hiện mà bạn có thể kiểm tra để biết hệ thống có bị tấn công hay không.

  • Lưu lượng truy cập tăng đột biến: Nếu Website gia tăng bất thường về lượng truy cập. Đặc biệt khi lưu lượng này xuất phát từ một hoặc một dải IP cụ thể.
  • Mạng bị chậm bất thường: Hệ thống trở nên chậm một cách khó hiểu khi truy cập website hoặc mở tệp tin. Dù mặc dù kết nối Internet vẫn ổn định.
  • Không thể truy cập vào một số trang web: Các website không thể truy cập được. Qua đó gây gián đoạn trải nghiệm của người dùng.
  • Website ngừng hoạt động hoàn toàn: Những dịch vụ trực tuyến gặp tình trạng gián đoạn. Thậm chí ngoại tuyến hoàn toàn, ảnh hưởng đến khả năng trải nghiệm của khách hàng.
  • Nhận nhiều thư rác bất thường: Tài khoản nhận được số lượng lớn email rác. Đây được xem là dấu hiệu liên quan đến một cuộc tấn công nhằm vào hệ thống.

một số dấu hiệu ddos

Cách phòng chống DDoS tấn công doanh nghiệp

Để bảo vệ hệ thống dữ liệu, doanh nghiệp cần triển khai các biện pháp phòng chống tấn công DDoS. Bao gồm

  • Xây dựng hệ thống giám sát: Triển khai các công cụ giám sát lưu lượng truy cập để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Cài đặt hệ thống cảnh báo tự động để nhanh chóng phản hồi trước các mối đe dọa.
  • Sử dụng tường lửa: Kích hoạt tường lửa ứng dụng web (WAF) để bảo vệ trước các lưu lượng độc hại.
  • Tăng cường hạ tầng mạng: Mở rộng băng thông và xây dựng kiến trúc mạng phân tán. Giúp giảm thiểu tác động của lưu lượng lớn.
  • Triển khai giải pháp Anti-DDoS: Đầu tư vào các dịch vụ chống DDoS. Một số nhà cung cấp mà bạn có thể tham khảo như Viettel, Akamai, Cloudflare.
  • Định kỳ kiểm tra hệ thống: Thực hiện kiểm tra hệ thống  để khắc phục các lỗ hổng bảo mật.

cách phòng chống ddos

Cần phải làm gì khi đã bị tấn công bởi DDoS?

Khi hệ thống của bạn đã bị tấn công DDoS, cần thực hiện ngay các bước sau:

  • Liên hệ an ninh mạng: Nhanh chóng kết nối với đội ngũ kỹ thuật viên an ninh mạng để được hỗ trợ phân tích và xử lý tình huống.
  • Liên hệ nhà cung cấp dịch vụ máy chủ: Thông báo cho nhà cung cấp dịch vụ cho thuê máy chủ để triển khai các biện pháp bảo vệ. Bao gồm kích hoạt tường lửa, lọc lưu lượng hoặc chuyển hướng lưu lượng truy cập. Nếu có vấn đề gì về máy chủ bạn có thể đổi máy chủ sang nhà cung cấp mới. Bạn có thể thuê máy chủ VPS của MONA HOST để tránh gặp phải trường hợp này.
  • Giám sát và phân tích lưu lượng: Sử dụng các công cụ giám sát lưu lượng để xác định nguồn gốc của cuộc tấn công. Sau đó sẽ triển khai các biện pháp hạn chế lưu lượng truy cập bất thường.
  • Kích hoạt biện pháp giảm thiểu tấn công: Nếu đã chuẩn bị trước các giải pháp chống DDoS. Hãy ngay lập tức kích hoạt để giảm thiểu tác động bằng cách dùng dịch vụ Anti-DDoS hoặc CDN.
  • Tăng cường thông tin liên lạc nội bộ: Đảm bảo nhân sự liên quan được thông báo kịp thời để giải quyết. Qua đó giảm thiểu ảnh hưởng đến khách hàng hoặc hoạt động kinh doanh. 

cần làm gì khi bị ddos tấn công

Những thông tin hữu ích về phần mềm DDoS là gì đã được chúng tôi chia sẻ qua bài viết trên. Hy vọng bạn đọc sẽ nắm rõ các loại tấn công DDoS và biết cách để khắc phục tình trạng này. Từ đó giúp bảo vệ dữ liệu của hệ thống doanh nghiệp tránh bị rò rỉ ra ngoài. Bạn hãy tiếp tục theo dõi vistaverde.com.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích.

Xem thêm: Tổng hợp 11 Website Mua Hàng Trung Quốc Online Chất Lượng Giá Tốt